Mực in Offset – Cấu tạo và đặc điểm
Mực in offset có rất nhiều loại với những đặc tính riêng biệt. Các loại mực in được phối hợp với nhau theo một công thức riêng. Những kỹ thuật viên khi in ấn cần nắm bắt rõ từng loại mực in để điều chỉnh máy và chất liệu in phù hợp.
Mực in offset là gì?
Mực in Offset là một thể các hạt màu (pigment) được trộn đều trong chất liên kết hay chất dẫn. Các hạt này tạo màu và quyết định chất mực trong suốt hay đục.
Trong lớp mực in offset chất dẫn phải được thay đổi trở nên một dạng đặc với độ nhớt là 40-100 Pa.s, độ ẩm cao, bền với nước để có thể kết dính các hạt màu (pigment) lên trên bề mặt của vật liệu in. Trong mực in offset sẽ không xảy ra hiện tượng như là tạo nhũ tương.
Các loại mực in offset
Các loại mực in offset gồm rất nhiều loại với tính chất khác nhau. Điều này nhằm tạo tính phù hợp khi in trên bề mặt các loại vật liệu in khác. Có rất nhiều công thức mực in offset khác nhau tùy vào mục đích in ấn của bạn.
Thành phần mực in có thể khác nhau về độ trong suốt, độ bền sáng, độ bền nhiệt, độ bền với hóa chất và các chất tẩy rửa nếu không kể đến bề mặt vật liệu in.
Khi in offset mực in sẽ tiếp xúc với nước tạo nên một độ ẩm nhất định trong suốt thời gian in. Tuy nhiên không nên để mực in offset pha lẫn với quá nhiều nước vì điều này sẽ làm cho bề mặt in ấn bị bắt màng dơ và phủ một lớp mực mỏng. Vấn đề này khá quan trọng trong quá trình in với mực in offset. Khi in cần có kỹ thuật in chính xác và kinh nghiệm thợ in để tạo nên những sản phẩm chất lượng nhất.
Có nhiều phương pháp để làm khô mực in offset khác nhau. Có một số loại mực in offset chứa dầu làm khô, nhựa thông kết hợp với dung môi để tăng quá trình làm khô và hấp thụ mực in. Ngoài ra còn có loại mực in offset khô bằng phương pháp gia nhiệt do sự bay hơi của các chất dung môi.
Cấu tạo và thành phần của mực in offset
Các loại mực in offset có thành phần cơ bản gồm có: Pích măng (pích măng màu và pích măng độn), chất tạo màng – chất liên kết và chất phụ gia (chất làm khô, chất điều chỉnh độ dính, chất điều chỉnh độ bóng, chất chống dính bẩn).
1, Pích măng
Lượng và chất lượng sử dụng pích măng được xác định theo độ bề của màng mực in. Tất cả các loại pích măng dùng để sản xuất mực in không được tan trong dung môi hay chất liên kết.
Pích măng màu: Dùng phổ biến trong sản xuất mực in offset vì chúng bền màu với axit, kiềm và một số không tan trong dung môi hữu cơ.
Pích măng độn: Có tác dụng làm tăng độ sáng tông màu, điều chỉnh độ nhớt, hạn chế sự bám bụi, giảm giá thành in.
2, Chất liên kết – Chất tạo màng
Chất liên kết được gọi là chất tạo màng trong mực in. Đối với in offset đòi hỏi chất liên kết thấm ướt tốt và kỵ với nước.
Công dụng và tính chất của chất liên kết bao gồm: tạo thành một lớp bảo vệ khi sử dụng sản phẩm in, giúp pích măng có thể bám chắc trên bề mặt in.
Có thể nói thành phần chính trong mực in offset của chất liên kết là một hỗn hợp dầu và nhựa.
3, Chất phụ gia
Những chất phụ gia có trong các loại mực in offset gồm:
Chất làm khô: giúp thúc đẩy quá trình khô của mực in offset.
Chất chống dính: chất này dùng để chống dính bẩn mặt sau của tờ in.
Chất tăng độ bóng: sử dụng véc ni bóng để tăng độ bóng của màng mực in.
Trên đây là những thông tin kiến thức cơ bản về “Các loại mực in offset” giúp lựa chọn được loại mực phù hợp. Nếu bạn còn những thắc mắc về mực in offset có thể liên hệ với bộ phận kinh doanh của Saprimco để được hỗ trợ miễn phí.